THẦU XÂY DỰNG PHƯỜNG 8 QUẬN 3
Tôi gọi cho má khoe mới nhận THẦU XÂY DỰNG PHƯỜNG 8 QUẬN 3, tết gia đình sẽ về thăm má, thăm bà con lối xóm. Má cười rổn rảng trong điện thoại, mấy năm rồi dịch bệnh bay không về ăn tết được nay ráng nha con. Rồi má hỏi bay mua vé ngày nào, sáng mùng hai con có mặt ở nhà má ạ. Ừm bay về là vui rồi, tôi biết má buồn vì không về đón giao thừa cùng má được. Nhưng về là vui, cả tôi và má ngầm hiểu với nhau như thế.
Má hơn tám mươi tuổi, cái tuổi như nhọn đèn dầu phất phơ trước gió. Má biết mình không còn nhiều thời gian, lâu lâu má lại bắt mấy đứa cháu gọi cho tôi dù rằng vừa mới nói chuyện cách đây ít bữa. Tóc má bạc như cước, mấy đứa cháu hay bảo má như bà tiên trong truyện cổ tích, má cười, nụ cười móm mém.
Thành phố nơi tôi đang sống rất nhiều người nhập cư, có lẽ không chỉ phố nơi tôi mà tất cả các thành phố lớn đều có nhiều người nhập cư. Họ đến phố mưu cầu hạnh phúc, phố cứ thế mà níu bước chân người ở lại. Che chở bao bọc, phố làm bao phận đời tha hương hạnh phúc. Phố cũng làm bao đứa con xa xứ rưng rức mỗi độ xuân về, âu cũng là quy luật. Những đứa con quê lên phố mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ, nung nấu một niềm tin vươn mình ra biển lớn thoát khỏi nghèo khó hay chí ít cũng làm cuộc đời họ bớt đi những cơ cực mưu sinh. Xóm trọ bé nhỏ lọt thỏm trong phố hào hoa, những phận đời tứ xứ neo đậu nơi đây. Cả ngày họ bận rộn với cơm áo gạo tiền mưu sinh, cứ tảng sáng là mọi người xua đi muôn hướng để làm việc. Màn đêm buông xuống mới lục đục kéo nhau về, hai dãy phòng đối mặt vào nhau lối đi bé nhỏ tầm hơn một mét. Bên kia nói chuyện thì bên này nghe thấy, họ ở đây đã lâu dần dà như người thân thích.
Hơn tháng nữa mới tết nhưng tiếng chị Hà phòng bên nói như phân bua, thằng Mạnh vậy mà có tiền mua vé về quê ăn tết. Anh Sáu đang ngồi rít điếu thuốc lào trước cửa buông làn khói đặc quánh vào không trung ánh mắt xa xăm buồn vời vợi. Anh không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của chị, anh sợ, sợ làm chị khóc.
Cái xóm trọ cứ xốn xang mỗi độ tết đến, niềm vui của người về quê ăn tết và nỗi buồn người ở lại cứ đan xem vào nhau. Nếu ai từng nằm trong căn phòng trọ bé nhỏ giữa dãy nhà trọ đêm ba mươi, khi tất cả các phòng đều khoá cửa bên ngoài vắng lặng. Một mình đón giao thừa giữa phố phồn hoa sẽ thấu hiểu nỗi cô đơn, thèm khát chạy về bên gia đình. Về với khói lam chiều với cánh đồng lúa, về với ký ức xa xôi của ngày còn trẻ.
Miền Nam đang mùa nắng, không như ngoài miền Trung và miền Bắc đang giá lạnh. Tết nơi đây cũng thế nắng ấm khắp mọi lối đi, cũng vì nắng mà những đưa con miền ngoài lại như thèm và nhớ hơn cái tết quê. Thèm cái gió lạnh những ngày cuối đông, thèm bình minh mùa xuân với tia nắng trong xanh đến lạ.
Má không là người sinh ra tôi, má là bà ngoại hai đứa con tôi, cái tình của người mẹ quê cứ đong đầy mỗi khi tôi nghĩ đến. Má đã già nhưng vẫn đau đáu về đứa con xa quê, má như người đại diện cho tất thảy tấm lòng người mẹ dành cho con cái của mình. Mẹ quê! Tôi là đứa con ở xa nên có lẽ vì thế được má ưu ái. Khi về nhà tình cảm má dành cho tôi như những đứa con má sinh ra, có khi còn hơn thế. Tôi trân quý tình cảm của má, trân quý tất thảy tấm lòng của những con người nơi miền quê heo hút. Về bên gia đình là niềm vui của tôi cũng giống như tất cả những đứa con xa hương muốn tìm về bên gia đình mỗi độ xuân sang.
Gió ngoài hiên vẫn xào xạc trên đám lá vàng rơi, bên kia bức tường nơi nhà tôi là doanh trại của những người lính. Nơi có rừng cây vươn mình trong gió, cây mới kiên cường làm sao. Lòng người cũng thế vẫn hiên ngang đứng thẳng mà đi, tâm vẫn mong khuất phục mọi khó khăn. Chỉ yếu mềm mỗi độ tết đến, nỗi nhớ như réo rắt hằng đêm. Những đứa con xa quê lại háo hức, háo hức ngày về.